Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Phan Đình Phùng
Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là phó bảng Phan Đình Tuyến. Bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông, cử nhân Phan Đình Thuật. Chú ông là phó bảng Phan Đình Vận.

Năm 1876, Phan Đình Phùng đỗ cử nhân khoa Bính Tý. Năm sau, ông thi đậu đình nguyên (tiến sĩ) khoa Đinh Sửu, được bổ làm tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Ở đây, ông Phùng đánh đòn một ông cố đạo tên Trần Lục (tục gọi là cụ Sáu, hay ỷ thế lực làm nhiều điều ức hiếp dân), nên ông bị triều đình bắt tội, triệu hồi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện.


Với chức quan này, ông tố cáo nhiều vụ khuất lấp, do vậy có lần được vua Tự Đức khen là “ thử sự cửu bất phát, phùng Phùng nải phát” (việc này đã lâu không ai phát giác ra, nay gặp Phùng mới phát hiện được) [2], nên càng nổi danh về đức tính cương trực, ngay thẳng.


Năm 1882, ông dâng sớ đàn hặc thiếu bảo Nguyễn Chánh về việc “ứng binh bất viện” (cầm quân mà ngồi yên, không đi tiếp viện) khi Pháp tấn công thành Nam Định và về việc “ chẳng quan tâm đến dân tình ở Bắc Kỳ”.


Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa, ông bị Tôn Thất Thuyết cách chức đuổi về quê nhà.


Năm 1884, Phan Đình Phùng được phục chức, rồi được bổ làm tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh.


Hưởng ứng chiếu Cần vương

Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải lẩn tránh ở Quảng Bình.


Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống Pháp.


Phan Đình Phùng được vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn, Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Các tướng lĩnh theo giúp sức có các trí thức như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cừ nhân Phan Quảng và rất nhiều thủ lĩnh xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can v.v…


Vậy là suốt mười năm dài (1885 - 1895), bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.


Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy “ tình xưa nghĩa cũ” để khuyên hàng, nhưng trước sau ông Phùng vẫn một lòng cự tuyệt.


Pháp lại dùng Nguyễn Thân và những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.


Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thân phối hợp cùng công sứ Nghệ An Duvillier đem 3000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê.


Lúc này, quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp.


Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.


Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều, nhưng vẫn không sao xoay chuyển được tình thế. Trận chiến thắng này cũng là trận cuối cùng. Quân Nguyễn Thân ngày một xiết chặt vòng vây, giữa lúc đen tối, Phan Đình Phùng bị bệnh lỵ nặng và mất vào ngày 28 tháng 12 năm 1895, hưởng dương 48 tuổi. Thi hài ông được an táng bí mật dưới chân núi Quạt.


Chủ tướng mất. Nhiều tướng lãnh cũng vì sống lâu nơi rừng núi độc địa, bị đau ốm chết. Một số rút qua Xiêm, một số ra hàng, một số khác như Tôn Thất Hoàng, Hiệp Tuân, Phan Đìmh Thoại, Tôn Thất Định… chiến đấu cho đến khi bị bắt…


Pháp đã cho xử tử cả thảy 23 người chỉ huy trong cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê.


 


Tác phẩm

Hiện nay thơ văn của Phan Đình Phùng chỉ mới sưu tầm được một số bài.


Câu đối: Điếu Lê Ninh, Khóc Cao Thắng; thơ: Đáp hữu nhân ký thi, Thắng trận hậu cảm tác, Kiến nguy binh thi cảm tác, Phúc đáp Hoàng Cao Khải, Lâm chung thời tác; thư: kính ký Hoàng Cao Khải thư; sử: Việt sử địa dư


Chuyện kể


Năm 1886, anh của Phan Đình Phùng là Phan Đình Thông đang giữ cánh quân ở huyện Thanh Chương (Nghệ An), bị thủ hạ làm phản nên bị Pháp bắt. Lê Kinh Hạp vốn là bạn thân ông Phùng, nên viết thư khuyên bạn về hàng để cứu lấy anh, để mồ mả cha ông khỏi bị khai quật.


Phan Đình Phùng cười lạt, nói với người đưa thư:


Tôi có một ngôi mộ rất to nên giữ là đất nước Việt Nam, có một ngôi mộ rất to là mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về hàng, để sửa sang phần mộ của cha ông mình, thì ngôi mả cả nước kia ai giữ? Về để cứu vớt ông anh mình, thì anh em trong nước ai cứu?


Sau khi cho khai quật mồ mả tổ tiên của Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái vào năm 1894, Pháp cho bắt giam luôn những người thân tộc của ông Phùng. Hoàng Cao Khải, khi ấy đang là kinh lược sứ Bắc Kỳ, vốn là người đồng hương và là thông gia với Phan Đình Phùng, liền gửi cho ông Phùng một bức thư chiêu hàng bằng những lời lẽ hết sức thân mật, để khuyên bạn đừng chống đối tân triểu (sau vua Hàm Nghi là Đồng Khánh) và Pháp nữa. Sau khi xem xong, Phan Đình Phùng thở dài nói:


Tôi đã quyết làm cái công việc của vua ủy thác, dân trông mong tới cùng, thì dầu cho sấm sét búa rìu, quyết cũng không lay chuyển và thay đổi chí hướng được.


Phan Đình Phùng viết thư phúc đáp, rồi ân cần dặn Phan Văn Mân, người anh nhà bác và là người mang thư, đừng trở lên núi Vụ Quang nữa.


Bài thơ tuyệt mạng


Lâm chung thời tác

Nhung trường phụng mệnh thập canh đông,

Võ lược y nhiên vị tấu công.

Cùng hộ ngao thiên nan trạch nhạn,

Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong.

Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại,

Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung.

Trách vọng dũ long ưu dũ đại,

Tướng môn thâm tự quý anh hùng.


Lê Thước dịch:

Làm trong khi sắp mất

Nhung trường vâng mệnh, trải mười đông,

Chiến sự nay còn tính chửa xong!

Dân đói kêu trời tan ổ nhạn,

Quân thù chật đất dậy đàn ong.

Chín trùng thánh chúa nơi quê lạ,

Bốn bể nhân dân chốn lửa nồng.

Trách vọng càng cao càng mệt nhọc,

Trướng môn những thẹn với anh hùng.[


Về võ công


Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19. Nó đã phát huy được tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân ở miền xuôi lẫn miền ngược, cả về sức lực lẫn của cải vật chất.


Về quân sự, nghĩa quân được tổ chức theo lối chính qui, có kỷ luật nghiêm minh và cùng kiểu trang phục; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.


Trong đội ngũ đã có sự tổ chức, sự huấn luyện đầy đủ và được trang bị khá đàng hoàng, khiến đối phương cũng phải hết sức khâm phục.


Phan Đình Phùng mất, cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng tan rã. Song, công cuộc vì đại nghĩa này rất xứng đáng là đỉnh cao của phong trào Cần Vương.


Đây cũng là thời điểm kết thúc sứ mạng lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam chống Pháp.


Về văn nghiệp


Qua số tác phẩm, tuy ít ỏi của ông, người ta dễ nhận thấy con người của Phan Đình Phùng luôn vì dân, biết dựa vào dân, luôn kiên quyết chiến đấu chống Pháp đến cùng, không hề mắc phải bả cám dỗ của đối phương.


Và cũng qua Lâm chung thời tác, mà lời lẽ hết sức bi thiết, Phan Đình Phùng đã bộc lộ mình là một nhà nho trung nghĩa sáng suốt, bởi ông hiểu rõ sự thất bại không thể tránh khỏi của cuộc diện đất nước lúc bấy giờ…


Tưởng nhớ


Khốc Phan Đình Nguyên

(Khóc Phan Đình Nguyên)


Dịch nghĩa:

Thế mạnh như chẻ tre, thật có thể khôi phục kinh đô,

Đau xót vì công mười năm, sắp thành thì thất bại.

Chỉ buồn triều đình dùng vàng lụa củng cố việc hòa,

Đau xót thấy dân chúng đốt lò hương đầy tiếng khóc.

Tay kéo lại núi sông, lòng chưa chết

Thân cưỡi sao Cơ, sao Vỉ như khi còn sống

Ai qua nơi thắng trận ngày xưa,

Ngàn năm còn khiến cho người ta đầy lệ. [13]


Hiện nay, tên Phan Đình Phùng được dùng để đặt tên cho trường học, đường phố tại nhiều tỉnh thành trên khắp nước Việt Nam.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Nguyễn Duy Hiệu (30-08-2010)
    Ông Ích Khiêm (30-08-2010)
    Trần Cao Vân (30-08-2010)
    HOÀNG HOA THÁM (30-08-2010)
    Phan Bội Châu (30-08-2010)
    Phan Châu Trinh (30-08-2010)
    Tiểu sử đại thi hào Nguyễn Du  (30-08-2010)
    Nguyễn Bỉnh Khiêm  (30-08-2010)
    Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam (30-08-2010)
    Huỳnh Thúc Kháng - Khí tiết người làm báo (30-08-2010)
    Nguyễn Đình Chiểu (30-08-2010)
    Phó thủ tướng: 'GS Ngô Bảo Châu ở tầm đỉnh cao thế giới' (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152838243.